VĂN HÓA-XÃ HỘI
NÉT ĐẸP VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG RẰM THÁNG RIÊNG
05/02/2023 12:00:00

 

 

Hội làng hàng năm là dịp mỗi một người con quê hương dù ở nơi đâu cũng đều hướng về để cùng sẻ chia, cùng tự hào và gìn giữ những giá trị truyền Thống tốt đẹp. rằm tháng giêng với hội làng truyền thống chính là nét đẹp văn hóa độc đáo mà bao đời nay người dân địa phương đã gìn giữ bằng cả niềm tự hào.Đã thành thông lệ, cứ vào đầu mỗi mùa xuân, khi người người nhà nhà vẫn còn “dư vị” của Tết Nguyên đán, người dân các thôn trong toàn xã lại tổ chức lễ hội rằm tháng giêng.  Các thôn trong toàn xã chọn ngày rằm tháng giêng tổ chức lễ hội bởi đầu xuân, ánh trăng rằm sáng tỏ làng quê, soi rọi cây đa, bến nước, sân đình, là dịp tốt để làng hoài niệm vẻ đẹp văn hóa truyền thống của quê hương.

Lễ hội làng được tổ chức chính là tấm lòng thành kính của bà con dân làng hướng về bậc tiền bối khai khẩn, khai canh lập làng; hướng về vong linh những người hy sinh vì quê hương, xứ sở, đồng thời, chính là sự cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an…

Lễ hội rằm tháng giêng được tổ chức tại đình làng, nơi tôn thờ những vị thần linh, thành hoàng làng, những bậc tiền nhân có công khai khẩn lập làng, nhằm giáo dục con cháu luôn hướng về cội nguồn, ghi nhớ công ơn tổ tiên, ông bà để nỗ lực, phấn đấu góp công, góp sức xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ Quốc.

để bảo đảm cho lễ hội thành công, ngay từ trước Tết, các thôn đã tổ chức các hội nghị  nhằm thông báo với các dòng họ, quán triệt đến từng chi bộ xóm kế hoạch triển khai lễ hội sao cho vừa bảo đảm tính trang nghiêm trong phần lễ và tính an toàn, đoàn kết trong phần hội.

Lễ hội đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người dân dù họ đang ở phương xa hay đã ở vào một đơn vị hành chính khác; để những người con quê hương hướng về, tìm về chung vui với hội làng, thắp nén hương trên bàn thờ vị Thành hoàng làng với tất cả lòng thành kính.

Lễ hội rằm tháng giêng diễn ra từ ngày 10 - 15 âm lịch , từ ngày 10 âm lịch có 4 làng tổ chức lễ hội như My Khê, My Thữ, Phục Lễ, Me Vàng, ngày 15 âm lịch có 5 làng tổ chức lễ hội như Phụng Viện, Lý Dương, Lý Đông , Đỗ Xá, Bằng trai Phần tế được tổ chức trang nghiêm, đúng bài bản. Trưởng làng là chủ tế, 2 vị có uy tín trong Hội Người cao tuổi là bồi tế, còn có những người chấp sự lo việc hương đèn, trà. Sau phần tế, đại diện các dòng họ, các xóm, các đại biểu cũng như dân làng dâng hương.

 

Sau phần lễ tế, phần hội sẽ được diễn ra sôi nổi với các trò chơi dân gian truyền thống mang nét đặc sắc của làng  như tổ chức  bóng đá ,cờ tướng, kéo co vốn là những trò chơi mang tính thượng võ, rèn luyện sức khỏe cho người dân. 

 
 
 ảnh: thi đấu môn cờ tướng .
 

 “Lễ hội rằm tháng giêng chính là nét đẹp truyền thống của làng nhằm nhắc nhở con cháu hướng về nguồn cội, nhắc con em nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn, để trách nhiệm với cuộc sống và hiểu thêm về đạo lý của con người Việt Nam. Lễ hội cũng là dịp để động viên sức mạnh của tất cả cộng đồng làng xóm cho việc xây dựng và phát triển quê hương bền vững.

Đặc biệt, trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay, lễ hội rằm tháng giêng chính là tổng hợp sức mạnh của người dân các thôn trong toàn xã , hướng sức mạnh vào dòng chảy vì sự phát triển của làng quê, góp phần tích cực cho xã Vĩnh Hồng ngày càng giàu đẹp, văn minh.

 ảnh : Lễ Hội Rằm Tháng Riêng của các thôn.
 
  
 

 

 
 
 
 
Kết quả giải quyết TTHC
Đến tháng 05 đã giải quyết:
98.3%
Số hồ sơ xử lý: 181
Trước & đúng hạn: 178
Trễ hạn: 3
Tỉ lệ trễ hạn: 1.7%
Chi tiết
( Cập nhật lúc:28/05/2023 13:34:46)

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ VĨNH HỒNG - HUYỆN BÌNH GIANG

Trưởng Ban Biên tập: Nguyễn văn Đích - Chủ tịch UBND xã

Địa chỉ: Vĩnh Hồng, Bình Giang, Hải Dương

Điện thoại: 0912730556

Email: nguyenvandichubnd@gmail.com
Đang truy cập: 5
Hôm nay: 8
Tất cả: 8,361